Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics

» Nhớ lại kỷ niệm xưa
by thanhhuong 12/03/24, 08:29 pm

» Giáng sinh 2023
by thanhhuong 29/12/23, 06:19 pm

» Nhì Hoà về ĐN.
by thanhhuong 25/12/23, 04:09 pm

» "Nếu có ước muốn..."
by thanhhuong 02/12/23, 09:33 am

» Cũng của năm 2017
by thanhhuong 15/11/23, 05:15 pm

» Kỷ niệm 2017
by thanhhuong 14/11/23, 09:46 am

» Dự đám cưới con gái Ngô Thế Hội
by thanhhuong 05/11/23, 08:56 pm

» Chuyện của mình.
by thanhhuong 13/09/23, 02:02 pm

» Hoá K1 vui hè 2023
by thanhhuong 04/08/23, 05:05 pm

» Đám cưới con Huệ Anh 22 7 2023
by thanhhuong 02/08/23, 02:33 pm

» Vui cùng bạn 2023
by thanhhuong 26/07/23, 10:08 am

» Đi dự đám cưới con Huệ Anh
by thanhhuong 23/07/23, 07:39 pm

» Vui hè 2023
by thanhhuong 19/07/23, 03:23 pm


2 posters

    Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi!

    phuochoanguyen
    phuochoanguyen


    Tổng số bài gửi : 411
    Age : 68
    Đến từ : ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
    Registration date : 28/11/2008

    Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi! Empty Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi!

    Bài gửi by phuochoanguyen 05/01/12, 10:56 am

    Đến tuổi này, Hòa mới được đọc bộ sách dạy làm giàu “Rích Dad, Poor Dad”. Tiếc là không được đọc nó sớm hơn. Bộ sách hay lắm các bạn ạ. Các tiệm sách đều có bán cả.
    Trộm nghĩ, nhu cầu về vật chất ai cũng có cả nên chúng ta nên đọc để trước là thư giản, sau là có thể truyền tư tưởng cho các HẬU DUỆ của chúng ta- những đứa con khó nhọc của cả một thời bao cấp, để các HẬU DUỆ của chúng ta phấn đấu cho “bằng chị, bằng em” trong tương lai.
    Nhân hội nghị công đoàn trường NTU, qua tham khảo vài tài liệu Hòa có viết vài suy nghĩ quanh vấn đề này về nghiệp “gõ đầu trẻ” để tự an ủi mình. Có thể coi như đây là một món quà mọn của Hòa, nhân Tết ta sắp đến gần. Nay, gửi đến các bạn cùng đọc để thư giãn nhé. Có gì, chúng ta cùng thảo luận.

    YÊU NGHỀ, GIỎI NGHỀ- TA SẼ CÓ TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP
    TS. Nguyễn Phước Hòa
    Khoa công nghệ thực phẩm
    Abstract
    Báo cáo nêu một trong nhiều vấn đề mà công đoàn cần quan tâm: Làm sao bảo đảm được đời sống của nhà giáo bằng chính tiền lương nghề dạy học?
    Muốn vậy, cần THẢO LUẬN về:
    1. Kiến thức: Tư duy về phương pháp làm giàu qua KIM TỨ ĐỒ trong tác phẩm “Rích Dad, Poor Dad” của tác giả Robert Kiyosaki và Sharon L. Lechter.
    2. Thái độ và kĩ năng: Phải yêu nghề dạy học và giỏi nghề về kỉ thuật, công nghệ.
    3. Một vài đề nghị với nhà trường về:
    - Chất lượng nguyên liệu/ “thượng đế” đầu vào và thẩm định sản phẩm/ đầu ra của quá trình đào tạo?
    - Chương trình đào tạo, tài liệu và phương tiện học tập?
    - Nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học?

    1. Khởi nghiệp hành đạo nghề “Dạy học” của các thế hệ Thầy, Cô thế kỉ XX
    Nhận được thông báo về 6 nội dung sẽ thảo luận tại Hội nghị cấp Khoa và Trường về “Vai trò của Công đoàn trong đổi mới giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Nha trang và đón nhận Huân chương lao động hạng nhì” vào cuối tháng 12.2011 mà lòng thấy nôn nao vì nội dung rộng quá, bao la quá. Viết gì, nói gì khi mà trong một hệ thống “Giáo dục mở” sẽ cho phép tồn tại rất nhiều cơ hội để nói, để làm và để phát triển. Băn khoăn, trăn trở … rồi cũng đến lúc quyết định.
    Hãy lắng nghe tiếng nói và những câu hỏi từ khối óc và trái tim!
    Bạn mong muốn gì ở cuộc sống này? Bạn có mơ ước hay không? Mơ ước của bạn là gì? Vĩ đại hay giản dị? Nếu bạn là một người hoàn toàn bình thường, Tôi tin chắc rằng, bạn muốn hạnh phúc và thành công.
    Tại sao Tôi có thể khẳng định như vậy. Bởi đã có một danh nhân nổi tiếng nói rằng: “Tất cả mọi người trên thế giới dù giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, ở bất cứ nơi đâu, dù nói ra hay không nói ra thì trong sâu thẳm lòng họ luôn có một MƠ ƯỚC xây dựng cuộc sống tốt hơn hiện tại”.
    Mơ ước đó có thể vô cùng giản dị, cũng có thể đầy hoài bão xa xôi và trong thời đại ngày nay, điều mà bất cứ một người nào đều mong muốn, đó là một ngôi nhà đẹp, một chiếc xe hơi sang trọng hay những chuyến du lịch tuyệt vời vòng quanh thế giới dành cho cả gia đình. Những ước mơ trong cuộc sống, đó là điều vừa làm cho chúng ta cảm thấy phấn khích, say mê vừa làm cho trái tim nhiều người trong chúng ta cảm thấy sợ hãi. Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Bởi hầu hết các bạn đều biết để thực hiện được những ước mơ đó, chúng ta cần thực sự làm chủ được khả năng tài chính của bản thân mình.
    Hãy lắng nghe, lời ông bà xa xưa vọng về “Có thực mới vực được đạo”. Cái đạo nghề “Dạy học” của chúng ta, sao lắm nỗi vui, buồn lẫn lộn thế. Có một thời- cách đây hơn 30 năm, tưởng như là một nghề chìm đắm và chồng chất trong tuyệt vọng, mịt mù vô hướng … khi nhìn về tương lai và đặc biệt khi và mỗi khi nghe lũ trẻ- con cái các đại gia truyền miệng, nghêu ngao: “Giáo chức, giức cháo. Thầy giáo tháo giày đi chân đất. Nhà trường, nhường trà uống nước sôi”. Ôi, cái “Đạo” và cái “Thực” sao mà thấy tủi thân, xót xa, buồn và chua xót làm vậy …
    Nhớ lại, vào những năm 70- 80 của thế kỉ trước. Các Thầy, Cô của chúng ta vào Nha trang lập nghiệp, cả trường Đại học Hải sản, đếm trên đầu ngón tay, chỉ có mấy chiếc xe đạp cà tèng- thế đã là sang. Thủa ấy, phong trào công đoàn phấn đấu: nhà nhà, người người cùng nhau đi lên từ “Gà, Heo, củ sắn dây …” đã góp phần đáng kể để cải thiện đời sống công nhân viên chức nghèo, đói … và có thể các phong trào đó, nay không còn nữa. Nhưng chúng ta không có quyền và thực sự không có quyền được quên, ngày đó. Có chăng, “Diễm” hãy gắng lãng quên đi những tủi, nhục, ê chề … do những “hạt sạn” của thời bao cấp ngày xưa để lại mà thôi.
    Kính thưa các bạn đồng nghiệp!
    Cũng vào những ngày ấy, (ngoại trừ các Thầy, Cô giáo nay đã nghỉ hưu) một số không lớn các Thầy, Cô giáo còn tại chức hôm nay, tuổi đời dương thế trên dưới 30, hành trang vào đời chỉ có một sức khỏe cường tráng và một cái đầu đầy ý chí với nghị lực phi thường và quyết tâm cao, tràn trề mơ ước. Không đất đai, không nhà cửa và không không nhiều thứ lắm ... nhưng ai cũng mong sao, một ngày như mọi ngày ai ai cũng được ăn đủ và no những chén cơm trắng- không còn bị “độn” và được hành đạo nghề “Dạy học” suốt đời.
    Khởi nghiệp hành đạo nghề “Dạy học” của các thế hệ Thầy, Cô thế kỉ XX với một nỗi ước ao quá dạn dị và quá đỗi bình thường phải không các bạn?.

    2. Làm sao để sống tốt, sống khỏe với việc hành đạo nghề “Dạy học”
    Tổ quốc Việt nam thống nhất, sau nhiều thời kì đổi mới, nay đã khác xưa. Dân gian truyền miệng: “Nghèo thì nghèo cả đời, còn giàu thì giàu mấy hồi”. Ấy vậy mà khi nhìn lại, sau hơn 30 năm giải phóng, sự vươn lên trong cuộc sống, trong thu nhập của mỗi gia đình, mỗi người trong nghề giáo của chúng ta vẫn còn khá chậm chạp so với sự xoay vần, phát triển vượt bực của nhiều nghề khác trong xã hội. Vì sao?
    Về đề tài này, Tôi đã có dịp phát biểu khơi mào trong Đại hội công nhân viên chức Trường năm 2009 về bộ sách dạy con làm giàu mang tên “Rích Dad, Poor Dad/ Cha giàu, cha nghèo” vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay đã rất nổi tiếng trên thế giới của tác giả Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter do nhà xuất bản trẻ xuất bản theo hợp đồng nhượng quyền tháng 05.2004 bởi Công ty GoldPress Publishing, LLC, Hoa kì- do Tạ Nguyễn Tấn Trương (biên dịch). Bộ sách này thường xuyên đứng ở vị trí cao nhất trong các bảng xếp hạng về những quyển sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới.
    Dù đối với Tôi, tư duy về phương pháp kiếm tiền và thực hành kiếm tiền nay đã có thể là muộn (Còn 5 năm nữa, Tôi đã về hưu rồi). Song, Tôi vẫn mong muốn được chia sẻ ít nhiều cùng với các bạn trẻ cũng như các vị “Trưởng bô lão” Trường ta- nếu muốn hành sự, có thêm ít tư duy “đổi mới” trong việc nâng cao tri thức làm giàu cho bản thân mình.
    Xuyên suốt bộ sách này, Robert Kiyosaki và Sharon L. Lechter đã đề cập đến Kim tứ đồ, nói về tất cả các phương pháp kiếm tiền trên thế giới.
    Đôi khi trong cuộc sống, có nhiều người trong chúng ta thường tự hỏi, tại sao cũng 24h như nhau nhưng có những người sống một cuộc sống thật thảnh thơi, thoải mái, giàu sang, trong khi nhiều người khác lại phải luôn chật vật với cuộc sống của mình thậm chí luẩn quẩn trong vòng quay tài chính không lối thoát. Liệu đó có phải do người giàu may mắn hơn người nghèo hay anh này có số giàu còn anh kia có số nghèo? Hoặc bạn nghĩ người giàu thường thông minh hơn người nghèo? Tất cả đều không phải, đó là do sự khác nhau đơn giản về tư duy kiếm tiền giữa một người giàu có và một người lao động thông thường.
    Bạn có muốn biết sự khác nhau quan trọng đó là gì hay không? Đây là một bí mật được sử dụng bởi tất cả những người giàu mà những người lao động trung bình không biết. Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về bí mật này chính là lý do mà những người đã nghỉ hưu với hoặc dưới mức sống tối thiểu.
    Bí mật đó là: Người giàu xây dựng HỆ THỐNG!!!. Họ xây dựng việc kinh doanh của chính mình và tận dụng lực đòn bẩy thời gian của người khác. Họ hiểu sâu sắc một điều rằng, họ không thể làm giàu một mình cũng như dùng thời gian và sức khỏe của bản thân để đánh đổi lấy tiền bạc suốt cuộc đời. Người giàu, họ dành thời gian để xây dựng một hệ thống sản sinh lợi nhuận và khi hệ thống đó hình thành, nó sẽ mang lại thu nhập suốt đời cho họ.
    Trộm nghĩ: Dù bạn kiếm tiền bằng bất cứ phương pháp gì, bạn cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ này và khi bạn đã hiểu rõ Kim tứ đồ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra Bạn đang làm việc vì tiền hay Tiền đang làm việc cho bạn.
    Trên kim tứ đồ thu nhập/ Tư duy kiếm tiền đã chỉ rõ:
    Góc thứ nhất của Kim tứ đồ là những người làm công ăn lương, tức là họ có một công việc cố định, làm thuê cho một tổ chức, cơ quan hay một ông chủ và được trả lương. Họ thường làm việc 8h một ngày, tối thiểu 5 ngày một tuần, 4 tuần một tháng, 12 tháng một năm trong suốt khoảng 30 năm cuộc đời. Họ hưởng lương cố định hàng tháng và phải đánh đổi thời gian, sức khoẻ, trí tuệ và đôi khi cả hạnh phúc của mình để lấy khoản lương đó.
    Có thể bạn thấy rõ nếu chỉ kiếm tiền theo phương pháp này, bạn sẽ không bao giờ giàu. Tuy nhiên, hầu hết người dân lại chọn kiếm tiền theo phương pháp này. Họ gọi đó là một công việc ổn định với một nguồn thu nhập ổn định. Nhưng trên thực tế, nguồn thu nhập đó không phải do họ quyết định và nó phụ thuộc hoàn toàn vào ông chủ, vào sự biến động của nền kinh tế và vào sức khoẻ của họ. Đặc biệt, cho dù họ có được công việc đó suốt đời thì họ cũng luôn ở trong tình trạng suốt đời đổi thời gian lấy tiền bạc. Robert Kiyosaki và Sharon L. Lechter gọi đó là vòng Rat Race.
    (Bạn có đang ở góc này của Kim tứ đồ? Quan trọng hơn: Bạn đã hài lòng hay có nhận thấy nhu cầu hiện nay cần thay đổi?).
    Góc thứ hai của Kim tứ đồ là những người làm kinh doanh nhỏ hay còn gọi là những người tự làm công, họ thường là chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ của riêng mình. Ví dụ như phòng mạch tư, văn phòng tư vấn hay kinh doanh kiểu gia đình như quán internet, tiệm may, tạp hoá, cửa hàng quần áo… Những người làm việc ở góc thứ 2 của Kim tứ đồ thông thường là những người giỏi và có năng lực trong lĩnh vực họ đang làm. Do đó, họ không thích làm công cho người khác mà tự mình làm chủ một cơ sở kinh doanh riêng hoặc một công ty riêng.
    Điểm mạnh của họ là nếu mọi thứ tốt đẹp, họ kiếm được thu nhập khá hơn nhiều so với một người làm công ăn lương thông thường và phần nào tự quyết định được nguồn thu nhập của mình.
    Điểm yếu lớn nhất của họ là: Họ vừa là ông chủ, vừa là nhân công, nên Robert Kiyosaki gọi những người này là làm công cho chính mình. Nếu họ dừng làm việc, nguồn thu nhập của họ có nguy cơ bị đe dọa ngay. Họ vẫn phải đổi thời gian, sức khỏe, trí tuệ và đôi khi kể cả hạnh phúc để lấy tiền.
    (Bạn có là người của góc thứ 2?).
    Góc thứ 3 là những người làm chủ hệ thống, họ dành thời gian việc xây dựng và duy trì một hệ thống sản sinh lợi nhuận và sau đó hệ thống mang lại thu nhập suốt đời cho họ. Những người làm việc trong góc thứ 3 này hiểu rất rõ sức mạnh của hệ thống, họ cũng biết rằng khi xây dựng thành công một hệ thống có khả năng mang lại lợi nhuận, hệ thống sẽ giải thoát họ khỏi công việc và mang lại cho họ sự giàu có.
    Và góc cuối cùng là những nhà đầu tư, họ bắt đồng tiền làm việc cho mình bằng cách đầu tư tiền vào các hạng mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản, ... Do đồng tiền làm việc cho họ nên họ trở nên giàu có.
    Tôi thiết nghĩ, khi kiếm tiền bằng các phương pháp bên trái Kim tứ đồ, ta đang có dạng thu nhập chủ động, tức là khi ta còn làm việc, ta còn có thu nhập, ta dừng làm việc, ta dừng thu nhập. Đương nhiên nếu chỉ kiếm tiền theo cách này, chúng ta sẽ không bao giờ được tự do về tài chính. Hơn nữa có lẽ bạn cũng giống như Tôi, chúng ta không muốn dành cả cuộc đời của mình chỉ để đi đánh đổi thời gian, sức khỏe, trí tuệ và đôi khi kể cả hạnh phúc để lấy tiền bạc. Những người khôn ngoan hơn, có thể bắt đầu tìm cách vượt rào sang phía bên phải Kim tứ đồ để xây dựng một nguồn thu nhập thụ động, lúc đó hệ thống sẽ làm việc cho chúng ta, chúng ta sẽ có nhiều tiền và rất giàu có.
    Quay lại với thực tế, để bảo đảm đời sống của nhà giáo bằng chính đồng lương nghề dạy học, phải làm sao đây?. Theo Tôi,
    Vấn đề thứ nhất là phải yêu nghề dạy học và giỏi nghề về kỉ thuật, công nghệ?
    Muốn có một động lực học thực sự mạnh mẽ của nghề dạy học về mặt tài chánh thì theo Tôi, việc đầu tiên của chúng ta là phải yêu nghề và giỏi nghề. Yêu nghề sẽ cho chúng ta thêm sức mạnh và ý chí phấn đấu vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống đầy rẫy sự bon chen, tính toán, vụ lợi và ích kỉ cá nhân. Giỏi nghề sẽ cho ta nhiều việc làm- tất có nhiều thu nhập vật chất, giúp ta dễ dàng thích ứng, linh hoạt và có nhiều cơ hội thành công trong công việc… trước những đòi hỏi khắt khe và có tính tường minh cao của thực tiễn đầy biến động, đa chiều và đa nghề. Yêu nghề dạy học và giỏi nghề kỉ thuật, công nghệ sẽ đưa chúng ta đang ở góc thứ nhất sẽ vượt qua góc thứ 2 và vươn lên góc thứ 3, rồi có thể một lúc nào đó ở góc thứ 4 của Kim tứ đồ.
    Trong xã hội, không phải ai cũng có số làm “Quan tham” để có nhiều bổng lộc “Trời cho”, không phải ai cũng làm giàu chân chính để trở thành “đại gia” giàu có, đại sung sướng, muốn gì được nấy mà lại khỏe và lại nhàn hoặc trở thành các doanh nhân thành đạt tiêu biểu (góc thứ 3, thứ 4 của Kim tứ đồ). Trong sự phân công vô hình của xã hội, mỗi người sẽ có một nghề để sinh kế nhưng những ai hành nghề đạo “Dạy học” thực đáng được xã hội kính trọng và tôn vinh. Dù hiện tại, hôm nay nghề dạy học của chúng ta chưa giàu có như mong đợi so với nhiều nghề khác nhưng “Nghề dạy học là nghề cao quý trong các nghề cao quý”- Phạm Văn Đồng. Thiên chức của chúng ta là được may mắn hành nghề dạy học, được mọi người trong xã hội kính cẩn gọi bằng Thầy, bằng Cô, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ cho phép sản xuất ra các máy chủ, máy cái. Đó là các Cử nhân, Kĩ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ- những rường cột và linh khí của nước nhà. Điều đó chẳng đáng an ủi chúng ta sao?.
    Tôi có cảm giác rằng, khi chúng ta chưa yêu nghề dạy học, chưa giỏi nghề về kiến thức và kĩ năng trong kỉ thuật, công nghệ thì chúng ta khó và nhanh đạt được điều hằng mong ước “Vợ/Chồng đẹp, con khôn, nhà lầu, xe hơi …”. Thái độ “Đứng núi này, trông núi nọ”, kiến thức chuyên môn “Chuồn chuồn thấp nước”, kĩ năng “làm đến đâu, hay đến đấy” v.v… thì chỉ tổ làm cho chúng ta ngày càng bất an trong tâm trí và vô hướng trong hành động mà thôi. Nếu như vậy, chúng ta đang ở góc thứ nhất của Kim tứ đồ bị lung lay/ những người làm công ăn lương mất việc.
    Dân gian có câu: “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề”. Vì vậy, muốn thành công trong sự nghiệp đã tự mình lựa chọn hoặc do “số trời đã định” hiện tại ở góc thứ nhất và có cơ hội nhanh chóng chuyển sang góc thứ 2, thứ 3 và thứ 4 của kim tứ đồ trong tương lai thì chúng ta phải dành trọn cả đời mình cho việc trau dồi nghiệp đời đã đeo và theo đuổi- Nghề dạy học đó, các bạn ạ!
    Thực tiễn hành nghề dạy học và nghiên cứu triển khai kỉ thuật, công nghệ của hàng ngũ cán bộ giảng dạy Trường ta là rất đáng trân trọng và tự hào. Rất nhiều Thầy, Cô đã cố gắng vươn lên không ngừng, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, chịu khó và hăng say trong học tập chuyên môn, ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học và triển khai kỉ thuật, công nghệ đã trở thành các Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó giáo sư, Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân hoặc tích cực tham gia bồi dưỡng, đào tạo, tự bồi dưỡng và tự đào tạo lại các kiến thức, kĩ năng chuyên môn của mình nên đã làm rất tốt công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cũng có rất nhiều Thầy, Cô ngoài tiền lương dạy học, đã cố gắng dạy để nhận thêm phụ cấp vượt giờ. Ngoài ra, nhiều Thầy, Cô còn có thêm nguồn thu nhập chính đáng do chăm chỉ, chịu khó trong công cuộc “Đánh bắt xa bờ” các môn học cơ bản: Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, Thể thao, Lí luận chính trị, dạy hay nghiên cứu triển khai kỉ thuật, công nghệ các chuyên ngành: Cơ khí, Tàu thuyền, Nuôi trồng, Môi trường, Kinh tế, Xây dựng v.v... cho các cơ sở liên kết trong Trường và ngoài Trường tại Nha trang và các Tỉnh bạn. Thật đáng mừng và đáng tự hào, khi các Thầy, Cô trong Trường chúng ta đã có người mức thu nhập thêm ngoài lương từ hàng chục đến gần trăm triệu VNĐ/ tháng, có nhà lầu, xe hơi, đất đai, vợ/ chồng đẹp, con khôn … Đó thực sự là hương thơm, là trái ngọt của cả một đời yêu nghề dạy học và giỏi nghề về kỉ thuật, công nghệ. Thực sự xứng đáng “Nên thợ, nên Thầy vì có học. No cơm ấm áo bởi hay làm”- Ức Trai. Như vậy, các Thầy, Cô đang ở góc thứ nhất đã vươn lên qua góc thứ 2 của Kim tứ đồ.
    Vấn đề thứ hai là chất lượng nguyên liệu/ “thượng đế” đầu vào và thẩm định sản phẩm/ đầu ra của quá trình đào tạo?
    Nguyên liệu không đạt chuẩn chất lượng về lượng cũng như về chất thì sản phẩm xuất xưởng khó lòng có giá trị gia tăng cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Chất lượng nguyên liệu- “thượng đế” đầu vào đóng vai trò cực kì quan trọng cho sản phẩm đầu ra trong quá trình đào tạo.
    Để có được các nguyên liệu đạt chuẩn cho quá trình đào tạo, cần phải thường xuyên quảng bá nghề nghiệp của Trường cho thật tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có như vậy mới thu hút được các “thượng đế” đầu vào có khả năng học tốt, chăm chỉ, chuyên cần để luyện nghề. Hiện tượng sinh viên trong mọi hệ đào tạo chây lười trong học tập, hổng về kiến thức phổ thông, suy giảm về đạo đức là quá phổ biến, đã đến lúc báo động. Mỗi giờ lên lớp với hệ đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp là cả một cực hình đối với các Thầy, Cô giáo trẻ cũng như sắp già. Điều chưa hợp lí hiện nay là khi tính công cho giảng viên, hệ này chỉ có hệ số 0,9?
    Vấn đề cố vấn môn học và rèn luyện mọi mặt cho sinh viên cũng cần phải xem lại. Cần có những cố vấn đủ tâm, đủ tầm và đủ tuổi nghề?
    Việc tuyển chọn số lượng và chất lượng đầu vào cũng cần phải lưu tâm. Đành rằng, có sinh viên mới có Thầy, “Không Trò đố Thầy dạy ai”?. Có tiền thu học phí, đời sống cán bộ viên chức mới được cải thiện?
    Có nên chăng, thực hiện việc “ít mà tinh”, “nhỏ mà đẹp”, “ngắn sào dễ trở”, tiến hành việc thu học phí cao với số lượng tuyển sinh hạn chế, có chất lượng?.
    Việc thẩm định sản phẩm đào tạo, tổ chức các đợt “kinh lí” cho các cán bộ chủ chốt tại các cơ sở sản xuất cũng nên được thường xuyên tiến hành ở cấp độ Khoa, Bộ môn. Có như vậy mới cập nhật được các yêu cầu của thực tiễn về kỉ thuật và công nghệ. Từ đó mới có những thay đổi kịp thời về chương trình đào tạo, về tài liệu và phương tiện học tập.
    Vấn đề thứ ba là chương trình đào tạo, tài liệu và phương tiện học tập?
    Dụng cụ, phương tiện hành nghề có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả của nghề. Trên cơ sở hoàn thiện việc xây dựng nội dung chuẩn đầu ra cho các ngành nghề, cần thiết phải rà soát lại và xây dựng lại các chương trình đào tạo về nội dung, thời lượng, số lượng các học phần… về tài liệu và phương tiện học tập theo tinh thần KAS (Knowledge, Attitude, Skill).
    Để việc xây dựng một ngôi nhà Đại học Nha trang nhiều tầng về kỉ thuật, công nghệ, sử dụng được lâu dài, chắc chắn phải chú ý tới phần móng vững chắc. Cách trang trí về phòng ốc, phương thức sử dụng chúng có thể thay đổi cho phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế nhưng phần móng không thể thay đổi. Nếu thay đổi móng, ta phải phá bỏ cả ngôi nhà để xây dựng mới. Vì vậy, các môn học cơ bản và cơ sở cần phải được chú ý đặc biệt trong quá trình đổi mới. Có thể có nhiều chương trình đào tạo và tài liệu học tập của những thập niên 2000, không còn thích hợp cho quá trình đào tạo hiện nay. Cần thiết và kiên quyết phải viết lại hoặc biên soạn lại.
    Cần thiết phải sửa chữa lại các mái nhà lợp tôn cũng như các phương tiện thu phát, trình chiếu tại các giảng đường mới bảo đảm việc học và việc dạy tốt được.
    Vấn đề thứ tư là nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học?
    Chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học là thân cành, là hoa lá, là quả, là rể, củ của cả một quá trình lâu dài trồng cây và trồng người nhằm đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết và những đòi hỏi chính yếu của xã hội.
    Để có được các sản phẩm chất lượng cao sau quá trình đào tạo thì không chỉ cần những nguyên liệu đầu vào, phương tiện hành nghề đạt chuẩn mà quá trình công nghệ, kỉ thuật cũng cần phải có các Thầy, Cô đạt chuẩn về lượng cũng như về chất?.
    Dân gian có câu “Đào trẻ, Giáo già”. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại là cực kì quan trọng trong sự nghiệp “10 năm trồng cây, 100 năm trồng người”. Nhất là với thế hệ cán bộ giảng dạy trẻ kế nghiệp?.
    Thiết nghĩ, Trường ta là một Trường đào tạo nghề đa bậc, đa ngành. Có nên chăng cần tham khảo về lí luận cũng như nội dung thực hiện dạy nghề theo phương pháp Đacum đã được triển khai ở Tổng cục nghề Việt nam?.

    3. Rồi sẽ có một ngày …
    Trường đại học Nha trang, sau 52 năm xây dựng và trưởng thành, nhìn lại quảng đường đã đi qua và những thành tựu đã đạt được mà lòng thấy thật tự hào.
    Lặng nghĩ về các thế hệ Giáo già “Cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm”, đã trãi qua muôn vàn nguy hiểm, khó khăn của chiến tranh ác liệt nhưng vẫn một lòng bám trụ, một lòng son sắt chung thủy, say sưa hành nghề dạy học mà nhớ mà thương. Với các thế hệ Giáo già, thật đáng khâm phục và đáng kính nể phải không các bạn!
    Tiếng vọng của bài ca năm tháng vẫn còn đâu đây, “… Bài ca Tôi không quên, Tôi không quên những ngày vất vả. Bài ca Tôi không quên, Tôi không quên những phút hành quân đói lả. Làm bạn cùng trăng và ôm súng ngắm sao khuya…”! Điệu ru ầu ơ của mẹ vẫn còn đâu đó, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”!
    Cái đạo nghề “Dạy học” sao mà sang, mà quý làm vậy các bạn nhỉ!
    Rồi sẽ có một ngày, Ta nhớ lại …
    Chào thân ái.
    phuochoanguyen
    phuochoanguyen


    Tổng số bài gửi : 411
    Age : 68
    Đến từ : ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG
    Registration date : 28/11/2008

    Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi! Empty Re: Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi!

    Bài gửi by phuochoanguyen 05/01/12, 11:29 am

    4 GÓC CỦA KIM TỨ ĐỒ THU NHẬP
    Trước hết, xin giới thiệu sơ qua về Kim tứ đồ, 4 phần của nó theo thứ tự lần lượt là: Góc 1- E (Employee- người làm thuê), Góc 2- S (Self-Employed- người làm tư), Góc 3- B (Business Owner- chủ doanh nghiệp), Góc 4- I (Investor- nhà đầu tư).
    Theo Rich Dad, Poor Dad- bảng dưới đây mô tả đặc điểm điển hình của 4 nhóm trên:
    Góc 1: Employee- Người làm thuê
    1. Làm việc cho người khác
    2. Công việc lương cao, lợi nhuận tốt
    3. Có tiền, nhưng thiếu thời gian để tận hưởng nó
    4. Giới hạn nguồn thu nhập tiềm tàng khi đổi thời giờ lấy tiền bạc
    5. Không thể ngừng làm việc
    6. Thu nhập chủ động

    Góc 2: Self-Employed- Người làm tư
    1. Làm việc cho mình
    2. Làm theo cách của mình
    3. Giới hạn nguồn thu nhập tiềm tàng khi đổi thời giờ lấy tiền bạc
    4. Không thể ngừng làm việc
    5. Thu nhập chủ động

    Góc 3: Business Owner- Chủ doanh nghiệp
    1. Xây dựng tài sản
    2. Nguồn thu nhập tiềm tàng không giới hạn
    3. Tiền & thời gian để hưởng thụ
    4. Dùng đòn bẩy của đội, nhóm chứ không phải nỗ lực cá nhân
    5. Dòng tiền luôn chảy kể cả khi làm việc hay không
    6. Thu nhập thụ động

    Góc 4: Investor- Nhà đầu tư
    1. Đầu tư vào tài sản có sẵn
    2. Nguồn thu nhập tiềm tàng không giới hạn
    3. Tiền & thời gian để hưởng thụ
    4. Dòng tiền luôn chảy kể cả khi làm việc hay không
    5. Thu nhập thụ động
    thanhhuong
    thanhhuong


    Tổng số bài gửi : 1395
    Age : 65
    Đến từ : Danang
    Registration date : 28/03/2009

    Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi! Empty Re: Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi!

    Bài gửi by thanhhuong 06/01/12, 08:57 pm

    Anh Hòa chăm đọc sách thật. Quá giỏi. "Nghề gõ đầu trẻ" có khác.
    Đến "độ tuổi" này rồi khác xưa thật. Dầu không muốn thừa nhận mình "rêu phong" chút nào, nhưng quả thật mắt mũi giờ mà chăm chú đọc sách thì thua. Xin "đầu hàng" mấy tập sách chử nhỏ li ti, bé như "con kiến" như các "cụ" thường gọi.
    H. chưa đọc sách như anh Hòa giới thiệu. Và cũng không có "tham vọng" maong hậu duệ mình được đứng vào hàng ngũ ấy. Thôi thì nghe anh Hòa giới thiệu cũng coi như đủ rồi anh Hòa nhỉ.

    Sponsored content


    Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi! Empty Re: Chúng ta cùng đọc sách “Rích Dad, Poor Dad” các bạn ơi!

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 28/04/24, 01:52 am