Đọc đoạn trên, nếu muốn, đọc tiếp đoạn này bạn nhé. Giờ mà xem cái gì dài dài, sợ mói mắt lắm.
"Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.
Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).
Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.
Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.
Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).
Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.
Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG"
*******************************
"Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.
Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
Hoặc là
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).
Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.
Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.
Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.
Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).
Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.
Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với cuộc SỐNG"
*******************************